Những xu hướng công nghệ đáng chú ý trong năm 2022

Metaverse

2021 là năm đánh dấu sự trỗi dậy của Metaverse, với phát súng đầu tiên là tập đoàn Facebook đổi tên thành Meta, hứa hẹn sẽ mang lại cả “vũ trụ ảo” đến người dùng.

Metaverse (vũ trụ ảo) hướng đến một tập hợp các thế giới được kết nối và chia sẻ trực tuyến, trong đó sẽ bao gồm thế giới thực, thực tế ảo (virtual reality) và thực tế tăng cường (augmented reality). Mọi người gặp gỡ bạn bè, làm việc, thăm thú các địa điểm, mua hàng hóa và dịch vụ, hay tham dự các sự kiện. Trong khi nhiều mạng thế giới ảo tồn tại trực tuyến, người dùng hiện chưa thể di chuyển giữa các nền tảng mà vẫn mang theo được danh tính và tài sản của họ.

Metaverse có thể đáp ứng được điều này, biến các thế giới trực tuyến khác nhau thành một thực thể liền mạch và duy nhất. Metaverse được dự báo là bước phát triển tiếp theo của Internet.

Công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa

Giống như việc ứng dụng phần mềm họp trực tuyến đã bùng nổ trong quá trình làm việc tại nhà của năm qua, năm nay, các công ty thành công trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đẩy nhanh việc áp dụng hạ tầng và các dịch vụ được nâng cấp cho phép một môi trường làm việc thông minh và linh hoạt hơn.

Môi trường này bao gồm phương thức làm việc kết hợp (hybrid work), là sự kết hợp chặt chẽ giữa làm việc tại văn phòng thông thường và các hệ thống làm việc từ xa – hoàn toàn khác biệt với cách làm việc truyền thống.

Bảo mật sẽ không còn quá phụ thuộc vào mật khẩu

AI và công nghệ cảm biến được cải tiến sẽ dần thay thế cho mật khẩu. Trong thời gian tới, cơ sở hạ tầng khóa công khai (Public Key Infrastructure – PKI) – công nghệ hiện nay đang được chúng ta sử dụng để truy nhập các ứng dụng ngân hàng di động – và công nghệ xác thực đa yếu tố (Multifactor Authentication – MFA) sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của chúng ta vào mật khẩu.

Các thiết bị cảm biến sinh trắc học – xác thực bằng vân tay, khuôn mặt, mống mắt, và giọng nói – sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong bảo mật trực tuyến và bảo mật thiết bị của chúng ta trong năm tới.

Tiền điện tử và NFT

Trong giai đoạn tiếp theo (Web 3.0), trên nền tảng công nghệ blockchain (chuỗi khối), người dùng, nhà sáng tạo nội dung và các nhà phát triển nền tảng sẽ có cổ phần và đưa ra các quyết định dựa trên phiếu bầu. Trên Web 3.0, các chương trình máy tính được chạy trên mạng lưới liên kết của hàng nghìn hoặc hàng triệu máy tính khác nhau.

Hiện nay, công nghệ blockchain đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại tiền điện tử như bitcoin và gần đây là các tác phẩm kỹ thuật số độc đáo như những hình vẽ hoặc hình ảnh động được gọi là NFT.

Trong bối cảnh các loại tiền kỹ thuật số như bitcoin đã đạt giá trị cao kỷ lục vào năm 2021, nhiều cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đã tham gia thị trường tiền điện tử này, trong khi một số quốc gia đã chấp nhận các hình thức thanh toán bằng tiền kỹ thuật số.

Enquire now

Give us a call or fill in the form below and we will contact you. We endeavor to answer all inquiries within 24 hours on business days.